Magie cháy trong hơi nước


Thí nghiệm natrihiđroxit tác dụng sắt clorua


Ứng dụng để mạ kim loại


Thí nghiệm Na tác dụng đồng sunfat


Muối cacbonat tác dụng axit clohiđric


Sắt tác dụng đồng sunfat


Tính chất lưỡng tính Nhôm hiđroxit


Thí nghiệm Nhôm tác dụng dung dịch Natrihiđroxit


Thí nghiệm đồng tác dụng axit nitric


Ứng dụng Natrihiđroxit


Thí nghiệm cho phenolphetalein vào Na2CO3, HCl và NaOH


Thí nghiệm nhận biết Al và Fe


Thí nghiệm NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2


Thí nghiệm CaO tác dụng với H2O


Thí nghiệm NaOH tác dụng dung dịch CuSO4



Axit clohiđric tác dụng canxicacbonat


So sánh khả năng phản ứng của Cu, Al, Zn, Mg với dung dịch HCl


Ứng dụng của phản ứng nhiệt nhôm trong hàn đường ray


Hiện tượng tạo thạch nhũ trong hang động


Ứng dụng kim loại nhôm


Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4


Khí SO2


Điều chế khí H2


Nhận biết Na2CO3, NaCl và CaCO3


Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3 và ngược lại


Nhiệt phân NaHCO3


Điện phân dung dịch CuSO4


Cho Na vào dung dịch FeCl3


Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3


Dung dịch HCl tác dụng dung dịch NaOH


Dạng 2: Bài tập thực nghiệm mô phỏng bằng video (Phần 1)

* Bài tập có hướng dẫn
Câu 1. Trong đoạn video dưới đây là thí nghiệm giữa sắt và HNO3 (chưa rõ nồng độ) thu được khí X.

 Khí X thoát ra trong thí nghiệm là

  A. NO.            B. NO2.          C. N2O.           D. NO.
Câu 2. Quan sát đoạn video thí nghiệm sau:

Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.            B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.              D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 3. Nêu hiện tượng và giải thích thí nghiệm trong đoạn video sau:


Hướng dẫn:
Kim loại Na tan dần, phản ứng tỏa nhiệt, có khí thoát ra, đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ, màu vàng của dung dịch nhạt dần: 
Các phương trình phản ứng xảy ra: 
2Na + 2H2O → 2NaOH +   H2
3NaOH + FeCl3  → Fe(OH)3 + 3NaCl
Câu 4. Giải thích hiện tượng và viết phương trình thí nghiệm trong đoạn video sau:

Hướng dẫn:
Giải thích: Khi có dòng điện đi vào dung dịch, ion SO42-  di chuyển về anot, ion Cu2+ di chuyển về catot.
- Ở anot (+) có thể xảy ra sự oxi hóa ion  SO42-  hoặc phân tử H2O, vì H2O dễ bị oxi hóa hơn, sản phẩm là khí O2
2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
- Ở catot (-) có thể xảy ra sự khử ion Cu2+ hoặc phân tử H2O, vì Cu2+ dễ bị khử hơn H2O nên ion Cu2+ bị khử thành kim loại Cu bám trên catot: 
Cu2+ + 2e → Cu
Phương trình điện phân: 
2CuSO4 + 2H2O  → 2Cu + O2 + 2H2SO4
Câu 5. Trả lời câu hỏi trong đoạn video sau:

Hướng dẫn:
- Hiện tượng: Cốc chứa nước vôi trong bị vẩn đục và trên thành ống nghiệm có đọng hơi nước
- Giải thích: 2NaHCO3  → Na2CO3 + CO2 + H2O
+ Hơi nước sinh ra đọng trên thành ống nghiệm
+ CO2 sinh ra được dẫn vào cốc chứa nước vôi trong nên nước vôi trong bị vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 6. Xem và trả lời câu hỏi trong đoạn video sau:

Hướng dẫn
* Khi nhỏ nước vào nhận biết được:
- Hộp 3 đựng CaCO3 vì chất rắn dạng bột trong ống nghiệm 3 không tan trong nước.
- Hai hộp còn lại đựng NaCl và Na2CO3.
* Khi nhỏ dung dịch HCl vào nhận biết:
- Hộp 1 đựng Na2CO3 vì có khí thoát ra.
- Hộp 2 đựng NaCl vì không có hiện tượng gì.
Câu 7. Cho đoạn video sau:

a) Nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm trong đoạn video trên      
b) Khối lượng Fe tham gia phản ứng là
            A. 0,70.                      B. 0,56.                       C. 0,28.                       D. 1,12.
Hướng dẫn:
a) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt
Vì theo quy tắc :  Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu
b) Khối lượng đinh sắt tăng = 21,66 – 21,56 = 0,1 gam
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
x                                       x
64.x – 56.x = 0,1 → x = 0,0125 → mFe = 0,0125.56 = 0,7 gam.

Kim loại Na


Sắt tác dụng HNO3


Đề thi thử THPT Quốc Gia 2017 (số 6)